Tìm cộng sự khởi nghiệp thế nào cho đúng?
Mục tiêu khác nhau dẫn đến chiến lược phát triển khác nhau, chiến lược khác nhau dẫn đến kế hoạch và phương pháp thực hiện cũng không như nhau, như vậy thì sớm hay muộn giữa bạn với cộng sự cũng xảy ra mâu thuẫn mà thôi.
Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng của người xưa đại ý là : “Nếu bạn muốn đi thật nhanh thì hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau”. Điều này không chỉ đúng với các doanh nhân trẻ mà còn được các tỷ phú, triệu phú trên thế giới trải nghiệm thực tế. Chẳng ai có thể thành công nếu một mình đơn độc trên con thuyền lớn giữa mênh mông biển khơi. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn tìm được người cộng sự đồng hành cùng bạn trên con đường khởi nghiệp kinh doanh và chinh phục thành công.
Bạn đang tìm những thông tin kinh doanh, kinh tế, tin tức hot chất lượng. Hãy truy cập vào thông tin kinh doanh để giải đáp những vấn đề còn thắc mắc nhé!

1. Cùng bổ sung kỹ năng cho nhau
Dù là thiên tài thì không phải lĩnh vực nào bạn cũng biết hoặc làm tốt như chuyên môn của mình, đó là lý do quan trọng vì sao bạn cần tìm những người cộng sự hỗ trợ. Ví dụ trong một công ty tổng giám đốc là người lên ý tưởng sản phẩm, lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh còn phó tổng giám đốc lo về mảng nhân sự, tuyển dụng và điều hành hoạt động nội bộ. Hai người mặc dù làm hai công việc khác nhau nhưng lại có sự liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh.
Hoặc ví dụ như bạn tập trung vào kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển lâu dài của công ty, trong khi người cộng sự đảm trách việc tạo ra sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing và phát triển thương hiệu.
Rõ ràng kỹ năng của hai người đã bổ sung cho nhau và họ đã hợp tác rất tốt bởi cả hai cùng lĩnh vực quan tâm, cùng khả năng, và chung cách suy nghĩ nên dễ hiểu nhau trong việc ra quyết định cũng như hành động.
Bên cạnh đó, nếu bạn và người cộng sự/nhà đồng sáng lập có nhiều điểm tương đồng về kỹ năng, triết lý điều hành sẽ là một thuận lợi lớn bởi điều đó giúp cả hai thống nhất trong việc phát triển công ty. Ngược lại, nếu hai người không tìm ra tiếng nói chung và không thấu hiểu nhau thì hiệu quả hợp tác có thể bị tiêu diệt ngay từ đầu.
2. Nắm rõ vai trò và tính chất công việc
Mặc dù là cộng sự với nhau nhưng trong doanh nghiệp luôn có sự phân cấp rõ ràng để dễ quản lý, đôi khi đây cũng là lý do dẫn đến nhiều bất hoà không đáng có. Là khi cộng sự không phục những chiến lược mà bạn đưa ra và có những hành động vượt quyền, có thể ban đầu đều vì lợi ích của công ty nhưng sau đó sẽ là sự ganh đua ngầm. Đố kỵ chính là thứ đáng sự nhất để phá huỷ sự đoàn kết của một doanh nghiệp. Nếu ban hoặc cộng sự của bạn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, của công ty thì tầm nhìn dài hạn của công ty chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó một cộng sự phù hợp không chỉ hỗ trợ bạn về mặt kỹ năng mà còn phải “ăn ý” với nhau trong việc phân chia, phối hợp công việc nữa.
Ví dụ, giám đốc điều hành (CEO) của một công ty luôn có vị thứ cao hơn một giám đốc công nghệ (Chief Technology Officer – CTO) trên sơ đồ tổ chức. Tuy nhiên, nếu công ty của bạn chuyên về lĩnh vực công nghệ và hiện đang bán một công nghệ mới nhất ra thị trường thì rất có thể nhiệm vụ thiết kế và hoàn thiện công nghệ này còn quan trọng hơn công việc của CEO.
Khi đó, nếu một CTO cảm thấy thất vọng vì vị trí “cấp dưới” của mình và bắt đầu can thiệp nhiều hơn vào công việc CEO (riêng về mảng kinh doanh), thì mối quan tâm hàng đầu của họ sẽ chuyển từ ưu tiên phát triển sản phẩm sang buôn bán – phần công việc mà người khác đã làm và làm tốt hơn so với CTO.
Do đó khi lựa chọn cộng sự bạn cần nói rõ sự phân công trong công việc với họ, nếu họ hiểu và chấp nhận thì hãy hợp tác, mọi thứ nên rõ ràng ngay từ đầu để không có sự tranh chấp sau này.
3. Có chung mục tiêu và lý tưởng
Để có thể chạy cùng nhau trên một con đường thì hai người phải có cùng đích đến, nếu không chung mục tiêu thì rất có thể bạn sẽ bị bỏ rơi hoặc xảy ra xung đột về lợi ích giữa chừng. Tìm cộng sự để khởi nghiệp kinh doanh cũng vậy, giả sử mục tiêu của bạn là mở rộng doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài nhưng cộng sự chỉ muốn phát triển trong nước thì rất khó làm việc chung dù hai người có hợp nhau đến mấy.
Mục tiêu khác nhau dẫn đến chiến lược phát triển khác nhau, chiến lược khác nhau dẫn đến kế hoạch và phương pháp thực hiện cũng không như nhau, như vậy thì sớm hay muộn giữa bạn với cộng sự cũng xảy ra mâu thuẫn mà thôi. Tốt hơn hết là tìm những người có cùng tầm nhìn, cùng quyết tâm với mình để bắt đầu, trong quá trình làm việc nên điều hoà lẫn nhau để đạt hiệu quả tốt hơn.
Qua đây ta có thể thấy, tìm cộng sự khi khởi nghiệp kinh doanh, cùng nhau hợp tác là việc rất quan trọng, bạn nên có một kế hoạch cụ thể và cẩn thận lựa chọn, tránh những xung đột sau này. Và hãy nhớ xem xét kỹ khả năng lãnh đạo của người đó.
Khoa học Công Nghệ |
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Nhân vật Nổi Tiếng |
Phong cách Cuộc Sống |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Cùng Danh Mục :
3 kỹ năng kinh doanh ở trường học không dạy bạn
7 câu nói của Steve Jobs có thể làm thay đổi sự nghiệp của bạn
Hãy thay đổi ngay những việc làm đang cản lại vận may đến với bạn
Leave a Reply